Nếu bạn đã phát điên vì những cơn ngứa dị ứng nổi mề đay thì hãy sử dụng ngay top 6 loại thuốc chống dị ứng thế hệ mới trên đây: Clorpheniramin, loratadin, cezil, telfas, tất cả đều có thể dùng được cho trẻ dưới 2 tuổi.
Dị ứng là gì ?
Dị ứng là trạng thái cơ thể có phản ứng quá mức khi tiếp xúc với các dị nguyên, kháng nguyên có thể là phấn hoa, thuốc, lông động vật, bụi bẩn… Thuốc chống dị ứng là những loại thuốc chống lại hay đối kháng quá trình mẫn cảm của cơ thể với các dị nguyên.
- Dị ứng theo mùa sẽ rất khó chịu với các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi, các xoang đầy dịch, áp lực xoang tăng lên. Nếu bạn không sử dụng thuốc thì sẽ rất khó khỏi.
- Các loại thuốc chống dị ứng thường có tính kháng histamin, làm giảm các triệu chứng dị ứng.
Histamin là gì ?
Histamin là một chất dẫn truyền thần kinh có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp làm sưng niêm mạc mũi, gây co thắt phế quản, ngứa da, phản ứng xung huyết, phồng rộp, tiêu hóa ở đường ruột gây đau bụng, kích thích tiết dịch vị, hệ tim mạch giãn rộng của các mao mạch máu, hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim.
Thuốc kháng histamin ức chế những phản ứng do histamin gây ra như ngứa, hắt hơi và phản ứng viêm. Bằng cách ngăn chặn sự liên kết của histamin với các thụ thể của nó hoặc làm giảm hoạt tính của thụ thể histamin trên dây thần kinh cơ trơn mạch máu, tế bào tuyến, tế bào nội mô và tế bào mast.
Tìm hiểu về thuốc chống dị ứng mề đay
Thuốc trị dị ứng có khả năng là ức chế sự tác động của chất trung gian với cơ thể. Hiện thuốc chống dị ứng có 2 thế hệ: Thuốc chống dị ứng thế hệ mới và chống dị ứng thế hệ cũ.
- Thuốc chống dị ứng thế hệ cũ thời gian tác dụng ngắn, phải sử dụng nhiều lần. Tác dụng của thuốc 4-6h, thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như buồn ngủ.
- Thuốc chống dị ứng thế hệ mới có thể hạn chế tác dụng phụ như buồn ngủ, ngủ gật. Có thể sử dụng 2 viên/ngày vẫn có thể tỉnh táo như bình thường.
Top 5 loại thuốc chống dị ứng thế hệ mới tốt nhất hiện nay
Nếu bạn đang muốn tìm thuốc chống dị ứng tốt mà không biết loại nào. Hãy tham khảo ngay 5 loại thuốc chống dị ứng mề đay, ho dưới đây.
1. Thuốc chống dị ứng cho trẻ dưới 2 tuổi – Clorpheniramin
Clorpheniramin 4mg là thuốc kháng histamin được dùng điều trị các bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp.
- Tên đầy đủ: Thuốc clorpheniramin 4mg
- Thành phần hoạt chất : Clorpheniramin maleat 4mg
- Tá dược: Dicalcium phosphate, Lactose, Màu Quinoline yellow, Povidon, Magnesium stearate, Sodium starch glycolate… và một số thành phần khác.
- Số đăng ký: VD-25366-16
- Cách đóng gói: Mỗi hộp 5 vỉ x 20 viên, 1 chai 100 viên nén.
- Nhà sản xuất và phân phối: Công ty dược phẩm Mekophar
Tác dụng của clorpheniramin
Clorpheniramin 4mg với thành phần chính là Clorpheniramin maleat và tá dược vừa đủ 1 viên. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén. Khi sử dụng thuốc mang lại các tác dụng sau:
- Clorpheniramin 4mg dùng điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa, quanh năm
- Clorpheniramin 4mg còn được dùng để điều trị nổi mề đay, viêm mũi vận mạch do histamin, viêm kết mạc dị ứng, viêm da tiếp xúc, phù mạch, dị ứng thức ăn, phản ứng huyết thanh, côn trùng đốt, ngứa ở người bệnh bị sởi hoặc thủy đậu…
Cách dùng và liều dùng của thuốc Clorpheniramin
Cách dùng và liều dùng thuốc Clorpheniramin 4mg tùy vào thể trạng của người bệnh mà bác sĩ khuyến cáo liều lượng như sau:
Đối với chứng viêm mũi dị ứng theo mùa:
- Người lớn: Bắt đầu uống Clorpheniramin 4mg lúc đi ngủ, sau 10 ngày tăng lên 24mg, chia làm 2 lần uống.
- Trẻ em từ 2 đến 6 tuổi: Uống 1mg/lần, mỗi lần cách nhau từ 4-6 giờ và uống 6mg/ngày.
- Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: Ban đầu uống 2mg lúc đi ngủ, sau tăng trong 10 ngày lên 12mg/ngày. Mỗi ngày uống 2 lần.
Đối với phản ứng dị cấp:
- Mỗi ngày uống 12mg chia làm 2 lần.
- Người cao tuổi: Dùng 4mg/ngày, mỗi ngày 2 lần, thời gian tác dụng có thể tới 36 giờ hoặc hơn.
Lưu ý trước khi dùng thuốc Clorpheniramin
- Cần báo với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với Clorpheniramin. Kiểm tra danh sách các thành phần trên nhãn thuốc trước khi dùng thuốc Clorpheniramin 4mg.
- Báo với bác sĩ và dược sĩ những loại thuốc kê toa, thuốc không kê toa, thực phẩm chức năng bạn đang dùng hoặc dự định dùng.
- Cần lưu ý khi dùng với các loại thuốc cảm lạnh, dị ứng, thuốc điều trị lo âu, trầm cảm, co giật; giãn cơ, thuốc gây mê giảm đau; thuốc ngủ, thuốc an thần….
- Nếu trẻ hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, bệnh phổi, tăng nhãn áp, lở loét thì cần thông báo với bác sĩ.
- Nếu đang mang thai hoặc đang cho con bú, đang có cuộc phẫu thuật khi uống thuốc cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ.
- Tuyệt đối đừng lái xe hay vận hành máy móc cho đến khi bạn biết được thuốc này tác dụng đến bạn như thế nào.
- Rượu bia có thể khiến tác dụng phụ của thuốc trở nên tồi tệ hơn, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để tư vấn trước khi dùng thuốc.
2. Thuốc chống dị ứng Loratadin – Thuốc chống dị ứng thế hệ mới
Loratadin cũng là một loại thuốc chống dị ứng, kháng histamin để điều trị các triệu chứng như ngứa, dị ứng, chảy nước mắt, nước mũi và hắt hơi do cảm mạo.
Không dùng thuốc này cho trẻ em dưới 6 tuổi trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn đang sử dụng thuốc dạng viên nhai thì không nên dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.
Dùng thuốc chống dị ứng loratadine
- Dùng 1 lần/ngày hoặc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ hoặc bao bì sản phẩm. Nếu đang dùng viên nhai thì nhai kỹ và nuốt.
- Liều dùng được dựa trên tuổi tác, tình trạng sức khoẻ và đáp ứng với điều trị. Tuyệt đối không tăng liều hoặc uống thuốc thường xuyên hơn so với chỉ dẫn.
- Đừng uống nhiều thuốc hơn so với chỉ định dành cho độ tuổi của bạn.
- Nên thông báo cho bác sĩ nếu triệu chứng dị ứng không được cải thiện sau 3 ngày điều trị hoặc hiện tượng phát ban kéo dài hơn 6 tuần.
- Đi cấp cứu ngay nếu tình trạng của bạn xấu đi hoặc bạn đang có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như sốc phản vệ, dị ứng nặng sau khi dùng thuốc.
Liều dùng:
- Đối với người lớn: Mỗi ngày 1 lần dùng 10mg thuốc Loratadin.
- Đối với trẻ em:Trẻ em dưới 5 tuổi: 1 lần/ngày, mỗi lần dùng 5mg thuốc Loratadin, nên sử dụng dạng siro.
- Trẻ em trên 6 tuổi: Mỗi ngày 1 lần, mỗi lần sử dụng 10mg thuốc Loratadin, sử dụng dạng viên nang, viên nén hoặc viên nén phân hủy.
Một số lưu ý khi sử dụng Loratadin
- Thuốc Loratadin chỉ là thuốc làm giảm triệu chứng bệnh mà không có tác dụng chữa trị bệnh.
- Bệnh viêm mũi dị ứng có thể trở thành căn bệnh mãn tính, tái phát thường xuyên nên muốn điều trị phải kiên trì hoặc dùng kết hợp với những loại thuốc glucocorticoid.
- Khi điều trị viêm mũi dị ứng có thể sử dụng thuốc Loratadin kết hợp cùng với pseudoephedrin hydroclorid để làm giảm triệu chứng ngạt mũi
- Những người sử dụng thuốc Loratadin có thể bị khô miệng, đau răng ở người cao tuổi. Vì thế khi dùng thuốc này thì cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Hạn chế cho trẻ em dưới 2 tuổi sử dụng thuốc Loratadin bởi chưa có nghiên cứu nào chỉ ra thuốc hiệu quả với trẻ nhỏ.
- Phải sử dụng thuốc ngay sau khi bóc viên nén ra khỏi vỉ.
- Để bảo quản thuốc tốt nhất hãy để thuốc ở nơi có nhiệt độ từ 2-30 độ
3. Thuốc chống dị ứng Cezil – Thuốc chống dị ứng mề đay
Cezil là thuốc chống dị ứng thế hệ mới có thành phần chính là Cetirizine 10mg. Thuốc được sản xuất bởi công ty dược phẩm Ampharco USA.
- Cezil thường được dùng trong những trường hợp mẫn cảm. Thuốc bào chế dưới 2 dạng là dạng viên nén và dạng dung dịch.
- Dược lý và cơ chế hoạt động của thuốc chống dị ứng thế hệ mới Cezil
- Hoạt chất Cetirizine thuốc nhóm thuốc kháng histamine, chống dị ứng mà không gây buồn ngủ
- Cetirizine sẽ có tác dụng đối kháng chọn lọc với thụ thể H1 mà không có tác dụng đối kháng với các thụ thể khác. Vì thế những hoạt chất đối kháng như acetylcholin và serotomin hầu như không có tác dụng với cetirizine.
Dược động học
- Nồng độ đạt cực đỉnh trong máu ở mức 0,3 microgam/ml sau khi uống 10mg thuốc trong khoảng 60 phút. Nửa đời huyết tương xấp xỉ 11 giờ và sự hấp thụ giữa các cá thể là không thay đổi.
- Mức độ thanh thải tại thận là 30ml/phút và một nửa đời thanh thải sẽ có gần 9h. Cetirizine có sự liên kết mạnh mẽ với protein của huyết tương lên đến 93%.
Tác dụng của thuốc Cezil
Hoạt chất Cetirizine trong Cezil 10mg có thể điều trị các triệu chứng dị ứng như:
- Viêm mũi dị ứng theo thời tiết hoặc viêm mãn tính.
- Tổ đỉa, mề đay tự phát do dị ứng da
- Xuất tiết vùng mũi, hắt hơi và sổ mũi nhiều
- Đỏ mắt, chảy nước mắt.
Chỉ định dùng thuốc
- Thuốc Cetirizine được chỉ định điều trị viêm mũi dị ứng dai dẳng, tái phát nhiều lần, viêm mũi dị ứng theo mùa
- Ngoài ra, thuốc còn điều trị tổ đỉa, mề đay mạn tính ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi
- Chỉ định chữa trị viêm mũi, viêm kết mạc ở trẻ em trên 12 tuổi.
Ai nên chú ý khi dùng thuốc
- Phụ nữ có thai & cho con bú, trẻ < 12 tuổi
- Những người đang lái xe hoặc vận hàng máy móc không dùng
- Bệnh nhân Suy thận hay suy gan trung bình: khởi đầu liều 5 mg.
Cách sử dụng thuốc chống mề đay Celzin
- Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ dược sĩ, không dùng liều ít hơn hoặc nhiều hơn so với chỉ định.
- Khi dùng, bạn nuốt nguyên viên và không nhai, bẻ hoặc nghiền viên thuốc. Với thuốc Celzin dù uống lúc đói hay lúc no đều được.
4. Thuốc chống dị ứng thời tiết Telfast
Thuốc chống dị ứng thế hệ mới Telfast có chứa hoạt chất fexofenadine, dùng để trị triệu chứng dị ứng theo mùa như chảy nước mắt mũi, ngứa họng, nổi mề đay.
- Thuốc chống dị ứng mề đay Telfast làm giảm triệu chứng dị ứng bằng cách ngăn tác động của histamin mà cơ thể tạo ra khi tiếp xúc với các dị nguyên, tác nhân gây hại cơ thể.
- Telfast là một thuốc kháng histamine không an thần, đã được chứng minh là không gây buồn ngủ.
Tác dụng của thuốc Telfast
Điều trị các triệu chứng dị ứng theo mùa như:
- Ngứa mũi
- Hắt hơ, sổ mũi
- Nghẹt mũi
- Ngứa, chảy nước mắt và đỏ mắt
- Điều trị nổi mề đay, mẩn đỏ, ngứa ngáy.
Thành phần của Telfast
Cho 1 viên nén bao phim:
- Hoạt chất: Fexofenadin hydroclorid 180mg.
- Tá dược: microcrystalline cellulose (avicel PH 101, avicel PH 102), pregelatinised maize starch, croscarmellose natri, magnesi stearat, hypromellose E-5, hyprorhellose E-15, titan dioxyd, povidon, colloidal anhydrous silica, macrogol 400, hỗn hợp pink iron oxyd (PB1254), hỗn hợp yellow iron oxyd (PB1255).
Liều dùng và cách dùng
Bạn cần phải dùng thuốc đúng liều lượng, thời gian, thời điểm. Hãy kiểm tra và xác nhận lại với bác sĩ về cách dùng, liều dùng:
- Thuốc dùng đường uống với nước và trước bữa ăn. Không nên uống thuốc với các loại nước hoa quả (như cam, bưởi, táo).
- Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Liều khuyên dùng của Telfast HD 180mg, 1 viên/ngày.
- Người suy thận: Liều khởi đầu, 1 viên fexofenadin 60mg mỗi ngày.
- Người suy gan: Không cần điều chỉnh liều.
- Người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều; ngoại trừ có suy giảm chức năng thận.
- Liều dùng thuốc chống dị ứng cho trẻ dưới 12 tuổi
Nếu bị viêm mũi dị ứng thì:
- Trẻ từ 2 – 5 tuổi: 5ml (hay 30mg) Telfast oral Liquid, 2 lần/ngày, khi cần thiết.
- Trẻ từ 6 – 11 tuổi: 5ml (hay 30mg) Telfast oral Liquid hoặc 1 viên. Uống 2 lần/ngày.
Nếu trẻ bị nổi mề đay, mẩn ngứa thì:
- Trẻ từ 2 – 23 tháng tuổi: 2,5 ml (hay 15mg) Telfast oral Liquid, 2 lần/ngày khi cần thiết.
- Bé từ 2 – 5 tuổi: 5ml (hay 30mg) Telfast oral Liquid, 2 lần/ngày, khi cần thiết.
- Trẻ từ 6 – 11 tuổi: 5ml (hay 30mg) Telfast oral Liquid hoặc 1 viên. Uống 2 lần/ngày, khi cần.
5. Thuốc chống dị ứng thế hệ mới Zyrtec
Thuốc dị ứng Zyrtec được sản xuất bởi tập đoàn dược phẩm zyrtec-D và Zyrtec®. Từ khi ra mắt, thuốc đã được các bác sĩ chỉ định điều trị bệnh dị ứng da, dị ứng cơ địa.
Thành phần và công dụng của thuốc dị ứng Zyrtec
- Sản phẩm Zyrtec (tên gốc cetirizine) là một loại thuốc kháng histamine, kháng dị ứng da từ sự xâm nhập của các kháng nguyên.
- Zyrtec là sự kết hợp giữa hoạt chất Cetirizine dihydrochloride 10mg và lượng tá dược vừa đủ trong một viên.
- Zyrtec có tác dụng ngăn chặn sự hình thành và phát triển histamine – nguyên nhân chính gây nên các bệnh dị ứng.
- Ngoài ra thuốc còn giúp hạ sốt, giảm triệu chứng sốt gây ra, điều trị dị ứng do tác nhân (phấn hoa, lông thú cưng, khói bụi, nấm mốc, khí thải và một vài các tác nhân gây dị ứng khác trong không khí), điều trị tình trạng ngứa đỏ do nấm.
- Ngoài ra, Zyrtec còn giúp giảm nhanh các triệu chứng như hắt hơi kéo dài, ngứa mũi thường xuyên, sổ mũi kéo dài, ngứa và đỏ mắt, ngứa họng.
Cách sử dụng thuốc dị ứng Zyrtec
- Bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn sử dụng thuốc trên nhãn. Không tự ý dùng nếu không có sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.
- Không sử dụng thuốc với liều lượng cao hơn hoặc thấp hơn so với hướng dẫn sử dụng. Không uống thuốc trong một thời gian dài.
Liều dùng thuốc
- Người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên: Uống 1 viên 10mg/lần/ngày.
- Người lớn từ 65 tuổi trở lên: Hỏi bác sĩ.
- Trẻ em dưới 6 tuổi: Hỏi bác sĩ.
- Người tiêu dùng bị bệnh gan hoặc thận: Hỏi bác sĩ.
Nên sử dụng thuốc kèm theo thức ăn hoặc sau khi ăn no để không làm ảnh hưởng đến chức năng dạ dày, ruột. Uống nhiều nước sau khi sử dụng thuốc.
6. Thuốc chống dị ứng mề đay Cetirizin Stada 10mg
Cetirizin Stada 10mg là biệt dược có tác dụng điều trị dị ứng cơ địa, dị ứng viêm mũi theo mùa, nổi mề đay, ngứa, viêm da dị ứng,…
- Thuốc Cetirizin Stada 10mg là sản phẩm biệt dược dạng viên nén bao phim, được sản xuất bởi Công ty TNHH Liên doanh STADA – Việt Nam.
Thành phần thuốc Cetirizin Stada 10mg
Cetirizin Stada 10mg là dạng thuốc viên nén, mỗi viên có chứa các thành phần gồm:
- Cetirizine dihydroclorid: 10mg
- Tá dược: vừa đủ 1 viên.
Cách dùng:
- Thuốc Cetirizin Stada 10mg là thuốc dạng viên nén, dùng theo đường uống. Liều dùng cần tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Thuốc Cetirizin Stada 10mg cũng không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, có thể dùng với đồ ăn hoặc không, đều không làm ảnh hưởng đến dạ dày.
Liều lượng:
- Trẻ em từ 6 tuổi trở lên và người lớn: Liều khởi đầu 5mg, sau có thể tăng lên 10mg/lần/ ngày, tùy theo kê đơn và mức độ của bệnh.
- Bệnh nhân trên 77 tuổi trở lên: Liều dùng là 5mg/lần/ngày.
- Với bệnh nhân suy gan, suy thận: Liều dùng bằng ½ liều so với người lớn bình thường.
- Trẻ em dưới 6 tuổi: Dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ.
Chỉ định
Thuốc Cetirizin Stada 10mg được chỉ định sử dụng trong các trường hợp:
- Dị ứng cơ địa
- Dị ứng theo mùa cấp tính hoặc mãn tính,…
- Nổi mề đay tự phát
- Viêm da dị ứng,…
- Chống chỉ định
Những trường hợp không nên sử dụng Cetirizin Stada 10mg:
- Bệnh nhân mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Không nên dùng thuốc khi làm việc tập trung, điều khiển máy móc dễ gây buồn ngủ
- Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia, chất kích thích khi đang dùng thuốc.
- Không dùng thuốc khi đang sử dụng các thuốc ức chế thần kinh khác, làm hoạt động của hệ thần kinh trung ương bị giảm.
Cách trị dị ứng đơn giản từ các nguyên liệu thiên nhiên
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc chống dị ứng thế hệ mới, bạn có thể sử dụng một số thực phẩm hoặc chiết xuất từ thực vật để chữa dị ứng.
- Chống dị ứng với Vitamin C: Vitamin C là chất kháng histamine tự nhiên phổ biến và dễ tìm. Đặc biệt rất dễ tìm trong các rau củ quả hoặc sản phẩm bổ sung, rất an toàn và lành tính. Nếu sử dụng 2g vitamin C/ngày khi bạn bị dị ứng sẽ có hiệu quả rất tốt.
- Trị dị ứng khi dùng thực phẩm có chứa Bromelain: Đây là hợp chất có nhiều nhất trong quả dứa, điều trị suy giảm chức năng hô hấp, viêm hô hấp liên quan đến dị ứng. Bạn có thể sử dụng 400-500 mg, 3 lần mỗi ngày khi bị dị ứng.
- Trị dị ứng với Quercetin: Đây là chất chống oxy hóa có trong củ hành, táo… Sử dụng chất này sẽ làm giảm triệu chứng dị ứng tại đường hô hấp. Vì thế bạn hãy bổ sung thực phẩm có chứa Quercetin trong chế độ ăn hàng ngày.
Trên đây blog Suckhoetoday.info đã giới thiệu các loại thuốc chống dị ứng thế hệ mới. Trước khi sử dụng bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé. Chúc bạn sức khỏe.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét