Thứ Hai, 7 tháng 12, 2020

Tìm hiểu ánh sáng xanh và cách bảo vệ sức khoẻ cho mắt

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, đi kèm theo những tiện lợi mà các thiết bị điện tử đem lại cho con người, cũng là những mặt trái gây ảnh hưởng cho sức khoẻ của chúng ta. Các thiết bị kỹ thuật số bao gồm TV, máy tính, điện thoại thông minh giúp nâng cao hiệu suất công việc nhưng bên cạnh đó, nguồn ánh sáng xanh phát ra từ màn hình kỹ thuật số cũng là nguyên nhân gây ra hội chứng thời đại “mỏi mắt kỹ thuật số”.

 

Ánh sáng xanh

Ánh sáng xanh phân loại theo nguồn gồm có hai loại: Nguồn tự nhiên (ánh sáng mặt trời) và nguồn nhân tạo (ánh sáng xanh từ màn hình kỹ thuật số).

Biểu đồ ánh sáng xanh HEV
Biểu đồ ánh sáng xanh HEV

Trước tiên, xét về ánh sáng xanh ở thể tự nhiên phát ra từ mặt trời, có màu xanh – mắt thường nhìn thấy được, mức năng lượng cao từ 380-500nm, chỉ sau tia UV nhưng không gây hại cho mắt.

Ánh sáng xanh nhân tạo từ màn hình kỹ thuật số có đặc tính giống ánh sáng xanh tự nhiên, nhưng do chúng ta sử dụng thiết bị kỹ thuật số thường xuyên, ở cự ly gần với mắt, nên chúng gây hại cho mắt. Điển hình bệnh do ánh sáng xanh gây ra là hội chứng mỏi mắt kỹ thuật số (thị giác màn hình) và bệnh thoái hoá điểm vàng.

Chứng mỏi mắt kỹ thuật số

Chứng mỏi mắt kỹ thuật số hay thị giác màn hình được coi là “chứng bệnh thời đại”, do hầu hết những người làm việc thường xuyên với máy tính đều mắc phải chứng bệnh này. Biểu hiện gồm có:

  • Mỏi mắt
  • Khô mắt
  • Nhìn mờ
  • Đau đầu
  • Nhạy cảm ánh sáng chói
  • Nhức mỏi cổ, vai, gáy

Ánh sáng xanh gây mất ngủ do đâu?

Chức năng nguyên thuỷ của ánh sáng xanh là giúp con người duy trì nhịp sinh học ổn định, theo quy trình là:

  • Buổi sáng khi mặt trời lên, ánh sáng xanh gửi tín hiệu tới não bộ thông qua mắt của chúng ta, báo hiệu cho não biết “trời đã sáng, hãy dậy làm việc”, đồng thời não truyền tín hiệu cho cơ thể tạo sự năng động, tỉnh táo.
  • Buổi chiều tối, ánh sáng xanh dịu dần và biến mất để cơ thể giải phóng một hoạt chất gây cảm giác buồn ngủ – hoạt chất melatonin, đồng thời báo hiệu “trời tối rồi, đi ngủ thôi”.

Như vậy ánh sáng xanh là có ích, tuy nhiên chúng ta có thói quen tiếp tục sử dụng máy tính, điện thoại sau buổi chiều tối. Như vậy mắt sẽ nhận tín hiệu từ ánh sáng xanh nhân tạo và hiểu nhầm rằng “trời vẫn còn sáng, tiếp tục hoạt động” dẫn đến mất ngủ, ngủ không ngon.

Làm gì để bảo vệ mắt trước ánh sáng xanh?

Bảo vệ mắt trước ánh sáng xanh dựa trên ba phương pháp là thực hành thói quen tốt bổ trợ cho mắt, tránh tiếp xúc và chống tiếp xúc với ánh sáng xanh.

Thực hành thói quen tốt: là việc luyện tập thói quen chớp mắt thường xuyên, cho mắt nghỉ ngơi sau mỗi 1h làm việc, thực hiện quy tắc 20-20-20 (làm việc 20′ nên nhìn xa 2m trong 20s).

Tránh tiếp xúc: WHO khuyến cáo không nên sử dụng máy tính, điện thoại quá 2h một ngày để tránh ảnh hưởng của ánh sáng xanh.

Chống tiếp xúc ánh sáng xanh: nếu bạn không thể tránh tiếp xúc do nhiệm vụ công việc, hãy sử dụng kính chống ánh sáng xanh để bảo vệ mắt và duy trì nhịp sinh học ổn định.

(Theo: Matti)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét